Bên cạnh danh lam thắng cảnh, đặc sản thơm ngon thì các địa điểm vui chơi Huế luôn được đông đảo du khách trong và ngoài nước quan tâm. Vậy liệu bạn đã biết Huế có gì chơi về đêm cũng như ban ngày cực thú vị chưa? Nếu chưa thì hãy cùng 3blackdogs khám phá TOP 27 địa điểm vui chơi ở Huế cực đẹp và hấp dẫn dưới đây nhé!
1. Đại Nội Huế
- Địa chỉ: đường 23/8, phường Thuận Hòa, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đại Nội Huế được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ XX, là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới UNESCO từ năm 1993. Toàn cảnh Đại Nội Huế còn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm.
Đại Nội Huế chính là nơi sinh hoạt và diễn ra các hoạt động của vua chúa Nguyễn cùng triều đình phong kiến cuối cùng của nước ta.
Đại Nội Huế có thể xem là một công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay. Đại Nội Huế có quá trình xây dựng kéo dài trong nhiều năm với hàng vạn người thi công cùng hàng loạt các công việc như lấp sông, đào hào, đắp thành, bên cạnh đó là khối lượng đất đá khổng lồ lên đến hàng triệu mét khối.
Đại Nội Huế có hai khu vực chính là Hoàng Thành và Tử Cấm thành, mỗi khu vực lại bao gồm nhiều công trình khác nhau. Khu Hoàng Thành gồm có Cổng Ngọ Môn, Điện Thái Hòa. Tử Cấm Thành là khu vực dành riêng cho vua và hoàng tộc, gồm Đại Cung Môn, Tả Vu và Hữu Vu , Điện Cần Chánh, Thái Bình Lâu, Cung Diên Thọ…
Trải qua gần 2 thế kỷ và chứng kiến bao mốc sự kiện lịch sử được ghi vào sổ sách của dân tộc của đất nước. Cổng Ngọ Môn vẫn tồn tại theo thời gian và đã trở thành một kiệt tác kiến trúc cổ xuất sắc nơi đây còn là nhân chứng sống cho bao nhiêu dấu mốc quan trọng của lịch sử dân tộc.
2. 7 Khu Lăng Tẩm Huế
Các Lăng tẩm ở Huế còn gọi lăng mộ là nơi chốn cất thời Vua Chúa. Lăng tẩm chia làm hai phần chính : phần lăng và phần tẩm.
- Phần Lăng là khu chôn thi hài nhà vua.
- Phần Tẩm là chỗ xây nhiều miếu điện, lầu, gác, đình, tạ để lúc còn sống nhà vua thỉnh thoảng rời Hoàng cung lên đây tiêu khiển. Phần tẩm cũng có thể là Hoàng cung thứ hai của ông vua đang tại vị.
Cho đến ngày nay được các nhà văn hóa và nghệ thuật trên thế giới công nhận Lăng tẩm Huế có nền kiến trúc cổ Việt Nam. Cùng Gonatour tìm hiểu 7 lăng tẩm thời Nhà Nguyễn có gì độc đáo.
Lăng tẩm Gia Long – Thiên Thọ Lăng
Lăng vua Gia Long – vị hoàng đế sáng lập triều Nguyễn. Mặc dù nó xa hơn so với những lăng tẩm khác, nhưng những ai thích sự giản dị của công trình kiến trúc, sự hoang sơ của thiên nhiên ban tặng, sự lãng mạn hữu tình của phong cảnh, thì chắc chắn sẽ thích chốn này.
Và điều làm mình thích nhất ở đây là lăng tẩm triều Nguyễn đặt ngôi mộ song táng của vua và hoàng hậu, Nói lên hình ảnh đẹp của sự hạnh phúc thủy chung, cũng là biểu tượng đặc trưng cho tình yêu, mà bạn sẽ không thấy được ở các khu lăng mộ khác
- Địa chỉ: Thôn Định Môn, xã Hương Thọ, TX Hương Trà, Thừa Thiên Huế
- Giá vé tham quan: 40.000 đồng/người/lượt
Lăng Minh Mạng – Hiếu Lăng
Nơi an nghỉ của vị vua thứ 2 dưới triều Nguyễn – vua Minh Mạng. Lăng được xây dựng công phu với gần 40 công trình lớn, nhỏ nằm trên khu đồi có núi, có sông và hồ thoáng mát. Lăng Minh Mạng mang dáng vẻ đường bệ, uy nghiêm nhưng vẫn hài hòa giữa các công trình kiến trúc và thiên nhiên.
- Địa chỉ tham quan: Nằm trên núi Cẩm Khê, thuộc xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Giá vé tham quan
- Người lớn: 100.000 đồng/lượt
- Người cao tuổi: 50.000 đồng/lượt
- Trẻ em: 20.000 đồng/lượt
- Giờ mở cửa: 7h -17h30
Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng)
Một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vị Vua thứ 3 triều đại nhà Nguyễn. Đây là lăng duy nhất quay mặt về phía Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc lăng tẩm thời Nguyễn.
Lăng được vua Tự Đức xây dựng theo lời dặn dò của vua Thiệu Trị trước khi vua bệnh mất vào ngày 4/11/1847.
Lăng được xây dựng chưa đến 10 tháng thì đã hoàn thành. Kiến trúc của lăng vua Thiệu Trị là sự kết hợp của lăng vua Minh Mạng và lăng vua Gia Long.
Hiện nay nhiều công trình trong khu lăng mộ đã bị hủy hoại nghiêm trọng, nhưng không gian xung quanh lăng lại rất đẹp và yên bình.
- Giá vé: 40 đồng/ lượt
- Địa chỉ tham quan: Thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
Lăng Tự Đức (còn gọi là Khiêm Lăng)
Một di tích lịch sử trong quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11-12-1993. Đây là nơi chôn cất vị vua hoàng đế thứ 4 của triều đại nhà Nguyễn tức vua Tự Đức.
Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ thời Nguyễn, Mặc dù các lăng đều được xây dựng theo những quy chuẩn phong thủy chung như “sơn triều thủy tụ, tiền án hậu chẩm, tả long hữu hổ…” với đầy đủ các yếu tố núi đồi, khe suối, sông hồ, cây cỏ … tuy nhiên mỗi lăng lại có nhưng phong cách kiến trúc riêng biệt.
- Địa chỉ: Thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.
- Giá vé tham quan:
- Người lớn 100.00 đồng/ lượt
- Trẻ em: 20.000 đồng/ lượt
Lăng Đồng Khánh – Tư Lăng
Công trình kiến trúc lăng mộ mang lại giá trị cao về “Á – Âu” thay đổi phong cách hội họa và trang trí vật liệu xây dựng hoàn toàn mới. Nhà bia là sự biến thể của kiến trúc Romance pha trộn kiến trúc Á Đông. Tượng quan viên ở lăng Đồng Khánh cao, gầy đắp bằng xi măng và gạch thay cho tượng đá, ngói ác toa, gạch ca rô. Hướng về phía đông – đông nam, tiến án là núi Thiên Thai.
- Địa chỉ: Thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế
- Giá vé tham quan: 100.000 đồng / lượt
Lăng Dục Đức – An Lăng
Một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế, là nơi an táng vua Dục Ðức, vị vua thứ 5 của triều đại nhà Nguyễn. Sau khi vua Tự Ðức băng hà, triều thần đã đưa Ưng Chân lên ngai vàng vào ngày 19-7-1883. Lên ngôi vua được 3 ngày đã bị truất phế vì tội dám lược bỏ một đoạn văn trong di chiếu truyền ngôi của tiên đế và bị tống ngục.
Khi vào nhà ngục, Vua Dục Đức đã bị bỏ đói trong 7 ngày ở nhà ngục Thừa Thiên. Ông qua đời bất hạnh thi hài được gói vào một chiếc chiếu giao cho hai tên lính và một viên quyền suất đội gánh đi chôn. Đám tang được đưa về An Cựu để mai táng trong địa phận chùa Tường Quang. Ba ngày sau, vợ con của nhà vua mới được thông báo để làm lễ chịu tang.
So với lăng tẩm khác của các vua nhà Nguyễn, lăng Dục Đức có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn hơn. Lăng gồm hai khu vực: điện Long Ân ( còn tẩm điện) và lăng mộ vua cùng Hoàng hậu.
Diện tích 3.445m2 bằng một cửa tam quan khá lớn xây bằng gạch, trên làm mái giả. Muốn vào lăng phải đi qua hai cổng tam quan, Chính giữa Bửu Thành có một nhà Huỳnh Ốc dạng phương đình, thay thế cho nhà bia.
- Địa chỉ: Thôn Tây Nhất, làng An Cựu, xưa thuộc huyện Hương Thủy, nay thuộc phường An Cựu, thành phố Huế
- Giá vé tham Lăng: 100.000 đồng / lượt, Trẻ em 20.000 đồng/ lượt
Lăng vua Khải Định – Ứng Lăng
Lăng Khải Định Huế là khu lăng mụ của vị vua thứ 12 triều Nguyễn – Khải Định.
Lăng Khải Định được xây dựng trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) cách Huế 10km. Lăng khởi công ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn thành.
Tổng thể của Lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc. Núi đồi, khe suối của một vùng rộng lớn quanh Lăng được dùng làm các yếu tố phong thủy: tiền án, hậu chẩm, tả thanh long, hữu bạch hổ, minh đường, thủy tụ, tạo cho lăng Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tách, tác giả của ba bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất nước ta, được trang trí trên trần ba gian giữa cung Thiên Định.
Lăng Khải Định là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh, đây thực sự là một công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc.
- Địa chỉ: trên núi Châu Chữ thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Giá vé thăm lăng: người lớn là 150.000 VNĐ/lượt, trẻ em là 30.000 VNĐ/lượt.
3. Đồi Vọng Cảnh
Nằm ở phía Nam Tp.Huế, đồi Vọng Cảnh được xem như một công viên phục vụ cho các hoạt động đi dạo, thưởng ngoạn ngắm cảnh, nghỉ ngơi kết hợp các chuyến du lịch đường bộ và đường thủy dọc tuyến sông Hương cho người dân thành phố và cho cả du khách gần xa khi đến với nơi đây.
Đồi Vọng Cảnh từng là nơi được các vị vua triều Nguyễn chọn làm điểm dừng chân nghỉ ngơi và vãn cảnh mỗi lần xuất cung. Đồi cao 43m, chân đồi tiếp giáp bờ sông Hương, bao quanh đồi là hệ thống hệ thống lăng tẩm của các vua triều Nguyễn.
Ðồi Vọng Cảnh mặc dù không đẹp bằng Núi Ngự Bình, nhưng đúng như cái tên gọi của nó vì đứng ở trên này các bạn có thể nhìn thấy được phong cảnh nên thơ của Kinh thành Huế, có được một cái nhìn bao quát đối với nhiều di tích cổ kính và những cảnh đẹp tuyệt vời ở một không gian thiên nhiên rộng lớn.
Ngoài ra, đứng trên đồi Vọng Cảnh, bạn cũng có thể nhìn thấy được lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén, lăng Khải Định, lăng Tự Đức, lăng Thiệu Trị, lăng Đồng Khánh… đây là những khu lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn ở phía xa xa.
4. Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Linh Mụ. Nếu ai đó nói yêu Huế mà chưa biết chùa Thiên Mụ ở đâu thì đó chưa phải là một tình yêu “đậm sâu”.
Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi trong một lần chúa Nguyễn Hoàng đã đích thân đi xem xét địa thế của mảnh đất mà sẽ gây dựng cơ đồ và sự nghiệp của vương triều nhà Nguyễn. Khi chúa ngồi trên lưng ngựa đi dọc sông Hương, ông đã nhìn thấy có một đôi nhỏ có hình dáng giống như hình con rồng đang quay đầu.
Sau đó, những người dân địa phương đã nói lại với chúa Nguyễn Hoàng rằng họ thường thấy có một bà lão mặc áo đỏ quần lục, tóc bạc phơ xuất hiện và nói sẽ có người đến đây để lập chùa, giúp cho đất nước được phát triển. Nghe thấy vậy, chúa Nguyễn Hoàng bèn xây chùa hướng ra sông Hương và đặt tên là chùa Thiên Mụ (thiên là trời, mụ là bà cụ). Chùa Thiên Mụ chính thức xây dựng vào năm Tân Sửu (1601), dưới đời chúa Nguyễn Hoàng.
Ngôi chùa này tọa lạc trên ngọn đồi Hạ Khuê – Thuộc địa phận làng An Ninh Thương, phường Kim Long, cách trung tâm TP Huế 5km về phía Tây. Phía chính diện của chùa là dòng sông Hương thơ mộng. Với phong cảnh hữu tình nơi đây, Thiên Mụ là điểm dừng chân không thể bỏ qua với thực khách mỗi khi ghé thăm đất Huế.
So với những ngôi chùa ở Huế, chùa Thiên Mụ được xây dựng với lối kiến trúc đậm chất cổ kính của cố đô xưa. Nếu nhìn từ trên cao xuống bạn sẽ thấy chùa có hình dáng giống như con rùa. Xung quanh ngôi chùa cổ này được bao bọc bởi khuôn thành bằng đá. Phía trước nhìn ra dòng sông Hương thơ mộng và vô cùng yên bình.
5. Cầu Tràng Tiền
Cầu Tràng Tiền Huế nằm ngay trung tâm thành phố và còn được gọi là cầu Trường Tiền, cầu Thành Thái. Cầu nối liền hai bờ sông Hương với đầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu phía nam thuộc phường Phú Hợi.
Đây là cây cầu đầu tiên ở khu vực Đông Dương được xây dựng theo kỹ thuật và vật liệu nhập từ phương Tây. Cầu được xây dựng bằng thép với tổng chiều dài 402,60 mét, gồm 6 nhịp dầm thép có dạng vành lượng, khẩu độ mỗi nhịp là 67 mét.
Với tuổi đời hơn 1 thế kỷ, cầu Tràng Tiền Huế đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử trên mảnh đất cố đô. Với kỹ thuật xây dựng tiên tiến, hiện đại, cầu là niềm kiêu hãnh của người dân xứ Huế từ khi hoàn thành. Cầu đã trải qua thời kỳ kháng chiến chống Pháp với sự tàn phá nặng nề và nhiều lần trùng tu, sửa chữa.
Cầu Tràng Tiền sở hữu nét đẹp cổ kính, bình yên rất riêng và ấn tượng. Đây chính là background tuyệt đẹp trong các bức hình sống ảo. Vậy nên, trong chuyến du lịch đến thành phố Huế, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội dạo bước trên cầu và ghi lại thật nhiều bức ảnh đẹp.
6. Đồi Thiên An
Đồi Thiên An Huế hiện nay thuộc xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. “Thiên An” có nghĩa là sự bình yên của trời. Theo quan niệm của những người dân nơi đây, cái tên của đồi Thiên An bắt nguồn từ ý nghĩa tỉ mỉ này.
Đồi Thiên An Huế đang trở thành điểm du lịch Huế mê hoặc khách tham quan khắp mọi miền nước nhà, nhất là giới trẻ vì nơi đây có khung cảnh dịu dàng mà lãng mạn với vô vàn góc ảnh “sống ảo tung chảo” lại không thiếu nét lạ lẫm, hoang sơ khác biệt.Đồi Thiên An Huế với khung cảnh mênh mông thoáng đãng với rừng cây xanh ngắt.
Ngoài khung cảnh tuyệt xinh thì khu đồi được mệnh danh là tiểu Đà Lạt này còn là chốn hẹn hò lí tưởng cho những cặp đôi yêu nhau. Vì giữa không gian sâu lắng, không khí mát lạnh, còn gì tuyệt vời hơn khi được ở kề bên người mình yêu thương.Đồi thông Thiên An có khung cảnh tuyệt xinh và không khí trong lành.
Vẻ xinh của đồi Thiên An được ví như Đà Lạt giữa lòng xứ Huế mộng mơ. Rời xa cuộc sống ồn ào, ngọn đồi mang lại một cảm thấy rất khác, rất yên bình và hoang sơ. Địa điểm du lịch này có những con đường uốn lượn quanh co, những rừng cây bạt ngàn xanh tốt, khung cảnh thơ mộng khiến ngẫu nhiên ai cũng phải nao lòng khi ghé thăm.
7. Điện Hòn Chén
Huế vốn là vùng đất tâm linh bởi nơi đây chứa nhiều những chùa chiền, đền đài, lăng tẩm. Trong số đó Điện Hòn Chén có lẽ là nơi được nhiều du khách tìm đến nhất, bởi đa phần du khách tìm đến nơi đây không chỉ để chiêm ngưỡng một di tích thắng cảnh độc đáo mà còn để cúng bái và cầu xin bình an, tiền tài, sức khỏe. Nơi đây ẩn chứa bao giai thoại và nhiều câu chuyện kì bí.
Mặc dù được biết đến với rất nhiều tên gọi nhưng đến nay dân gian vẫn quen gọi là Điện Hòn Chén hoặc Điện Hoàn Chén. Điện Hòn Chén nguyên là ngôi đền thờ nữ thần PoNagar của người Chăm. Theo truyền thuyết, nữ thần là con của Ngọc Hoàng được sai xuống trần gian, bà có công tạo ra trái đất, cây cỏ và lúa gạo.
Từ một di tích tôn giáo độc đáo của người Chăm, người Việt đã dung hợp và phát huy tín ngưỡng này thành nơi thờ thánh Mẫu cùng các vị thần của người Việt. Đây được coi là sự hòa nhập về tôn giáo hay còn gọi là bản địa hóa. Tên gọi PoNagar còn được nhiều người gọi là Thiên Y A Na (nghĩa là mẹ Xứ Sở).
Sau này, Liễu Hạnh Công Chúa (tức Vân Hương Thánh Mẫu) cũng được đưa vào thờ ở điện Hòn Chén. Ngoài ra, điện Hòn Chén còn là nơi thờ Phật, thờ Quan Công và các vị thần thánh khác. Nhờ những nét riêng của mình mà điện Hòn Chén hiện nay không chỉ là một thắng cảnh du lịch tuyệt đẹp mà còn là điểm tham quan văn hóa độc đáo.
8. Biển Thuận An
Bãi biển Thuận An Huế nằm ở gần sông Thuận An, nơi đây có tới 3 bãi tắm được quy hoạch và phát triển chính vì vậy mà dịch vụ du lịch biển tại bãi biển Thuận An Huế rất phát triển và mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị ở đó.
Biển Thuận An Huế là một trong những bãi biển đẹp nhất tại “xứ sở mộng mơ”, nơi đây thu hút khách du lịch bởi vẻ hoang sơ với bờ cát trắng mịn trải dài và làn nước biển trong xanh. Đây là điểm đến cực kì lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng không gian mát lạnh, yên bình của biển cả.
Biển Thuân An được biết là một trong những bãi tắm đẹp tuyệt vời nhất ở Huế, bởi bờ biển ở đây rất thoải và sóng cùng rất êm đềm. Sở hữu đường bờ biển dài hơn 10km, chia làm 3 bãi đó chính là bãi số 1, bãi số 2 và bãi Phú Thuận.
Tọa lạc ở vị trí nơi sông Hương xuôi dòng phá Tam Giang đổ ra biển, nên biển Thuận An Huế vừa mang vẻ xinh hiền hòa của dòng sông, vừa mang vẻ bát ngát của biển cả. Chính nhờ vẻ xinh đó mà vua Thiệu Trị, đã đưa biển Thuận An xếp thứ hạng thứ 10 trong 20 thắng cảnh nổi tiếng xứ Huế.
Biển Thuận An như mang một nét gì đó rất Huế, rất bí hiểm và còn lắm hoang sơ, cũng bởi du lịch ở đây chưa khai thác tới. Điều đó cũng giữ cho nơi này một vẻ xinh rất trong lành, hiếm nơi nào có được. Không chỉ đơn thuần là nơi để tắm biển, khi dạt về biển Thuận An Huế sẽ cho bạn rất nhiều những điều thú vị, những trải nghiệm nhớ mãi.
9. Biển Lăng Cô
Vịnh Lăng Cô trong xanh tuyệt đẹp, nằm thoai thoải với chiều dài hơn 10km, thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, gần sát quốc lộ 1A, gần đèo Hải Vân.
Vịnh Lăng Cô gây ấn tượng cho du khách bởi cái nhìn đầu tiên với vẻ đẹp thơ mộng, ngọt ngào khó tả thành lời.
Đó là những cồn cát trắng, nước biển trong vắt, bồn bề núi cao bạt ngàn. Vịnh biển này đã từng được vinh danh nằm trong top 30 các vịnh biển đẹp nhất trên hành tinh vào năm 2009, đây cũng là lý do Vịnh Lăng Cô thường xuyên xuất hiện trong các chuyến du lịch Huế.
Cảnh đẹp ngoạn mục của thiên nhiên khiến cho Vịnh Lăng Cô thu hút hàng vạn lượt khách trong và ngoài nước ghé đến mỗi năm.
Không chỉ có thế, Lăng Cô còn thu hút du khách đến đây tìm hiểu, chiêm ngưỡng khung cảnh núi non hùng vĩ, hòa lẫn vào biển cả bao la và màu xanh bạt ngàn của rừng nguyên sinh nhiệt đới.
Vịnh Lăng Cô vốn là một làng chài vậy nên ẩm thực ở đây tập trung chủ yếu là hản sản. Hải sản tươi ngon, chủng loại phong phú và quan trọng là giá cả phải chăng như ghẹ, tôm, mực, vẹm, sò, hàu, tu hài, chip chip, ốc,… và đặc biệt là các loại cá hương vị thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao.
Xem thêm: LIST 14+ Quán Ăn Ngon Ở Hội An Nổi Tiếng Hàng Chục Năm
10. Chợ Đông Ba
Ngôi chợ này vốn đầu tiên không phải là Đông Ba, mà là Quy Giả Thị, là sự kiện khi nhà Nguyễn bắt đầu trở lại Phú Xuân. Đến năm 1885, chợ bị san bằng và đốt sạch và đến năm 1887 thì vua Đồng Khánh mới bắt đầu cho xây dựng trở lại, đặt tên là chợ Đông Ba. Đến năm 1899, dưới sự trì vị của vua Thành Thái đã cho dời chợ Đông Ba trở về vị trí như ngày hôm nay.
Ở Huế có nhiều ngôi chợ lớn nhỏ, nhưng để nghĩ ngay đến Huế thì không đâu khách chính là chợ Đông Ba. Chợ không chỉ có lịch sử lâu đời, là nơi buôn bán hàng ngàn các mặt hàng và là nơi kinh doanh sầm uất nhất cho đến thời điểm hiện tại. Nếu như du lịch Đà Nẵng vốn nổi tiếng với chợ Hàn thì Huế cũng vậy, Huế có chợ Đông Ba.
Du khách khi đến với chợ cũng sẽ cảm nhận rõ một ngôi chợ truyền thống, là nơi mà bạn có thể nhìn thấy một không gian hàng hóa hoành tráng. Qua đó, cuộc sống, văn hóa, phong tục tập quán của người Huế sẽ được thể hiện một cách rõ nét. Đây cũng chính là cơ hội để du khách có thể hiểu hơn về những nét văn hóa đặc trưng của con người Huế, cũng như ghi lại cho mình những kỷ niệm thật đẹp bên vùng đất kinh kỳ xưa.
11. Núi Ngự Bình
Dù không hùng vĩ, cheo leo, gập ghềnh như những ngọn núi miền Trung khác (Ngọc Linh, Đá Bia, Ngũ Hành Sơn, Chư Yang Sin,…), Ngự Bình Huế mang một vẻ đẹp riêng – lãng mạn và bình yên như chính cuộc sống thường ngày của người dân xứ cố đô.
Tương truyền xưa kia núi Ngự có tên là Bằng Sơn. Địa danh này có từ thời chúa Ngãi (Nguyễn Phúc Thái). Ngày đó, trong một lần du ngoạn, Chúa đã đến làng Xuân (thuộc địa phận Thừa Thiên Huế bây giờ) và rất thích nơi này nên đã cho dựng dinh, xây nhà. Đến thời của vua Quang Trung thì núi Ngự được chọn làm nơi chứng kiến cho buổi lễ tế cáo trời đất để lên ngôi của vua. Sau đó, đến thời nhà Nguyễn, ngọn núi linh thiêng này trở thành trọng điểm của công cuộc xây dựng Kinh Thành Huế. Cũng từ đó mà vùng núi được đổi tên thành Núi Ngự Sơn hay Ngự Bình như ngày nay, riêng người dân địa phương thì thường gọi với cái tên ngắn gọn hơn mà cũng thân quen hơn là núi Ngự.
Hiện tại, núi rừng Ngự Bình có không gian thoáng mát yên tĩnh và phủ một màu xanh tươi tốt vừa là ngọn núi thân quen, gần gũi với người dân xứ Huế vừa giữ vững vị trí quan trọng về mặt phong thủy cũng như lịch sử với cố đô cũng đồng thời là nơi ngắm cảnh, thưởng ngọn vẻ đẹp của thiên nhiên miền Trung. Đó là nét đẹp kết hợp của núi với sông với đất trời hài hòa, mang vẻ quyến rũ khó cưỡng với hàng nghìn, hàng triệu du khách trong và ngoài nước.
Ngày nay, qua bao năm tháng vật đổi sao dời, núi Ngự vẫn giữ được cảnh sắc thơ mộng buổi đầu và càng trở nên nổi bật với rừng thông xanh ngát, điểm xuyết vài ngôi chùa nằm trên đỉnh núi và view nhìn ra dòng sông Hương hiền hòa với cây cỏ tươi tốt. Tất cả đã góp phần tạo nên một bức tranh sinh động, độc đáo của xứ Huế mộng mơ.
12. Nhà Thờ Phủ Cam
“Sinh ra” trên mảnh đất được xem là trung tâm văn hóa Phật giáo, cổ kính, thâm trầm, dường như nhà thờ Chính tòa Phủ Cam (thường gọi tắt là nhà thờ Phủ Cam/Phú Cam) đã mang trong mình chút lạc lõng và nổi bật với vị trí ngay giữa lòng thành phố Huế. Cũng chính sự khác biệt đó là nguồn cơn cho những trắc trở trong hành trình gìn giữ và kiếm tìm diện mạo của nhà thờ này.
Nhà thờ mang nét kiến trúc “Gothique”, là nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo phận Huế, tọa lạc trên đồi Phước Quả (06 đường Nguyễn Trường Tộ, phường Phức Vĩnh, Tp. Huế) với tổng diện tích khuôn viên là 10.804m2. Hai bên mặt tiền có hai tháp chuông thân hình trụ vuông, đỉnh tròn, cao vừa phải. Ở tầng 2 của hai tháp, có một hành lang nối liền chúng lại với nhau.
“Nét chủ đạo kiến trúc lần này là những vòm duyên dáng đổ xuống trên những trụ có những nét hoa văn cây lá, những hình thiên thần. Đặc biệt nhà thờ có một vườn hoa được chắn đất đào xuống sâu và phẳng với hai la thành chạy lượn lên cao dần, mềm mại duyên dáng với 16 bậc cấp bằng gạch ở phía trước tiền đường”.
Nhà thờ Phủ Cam là một công trình giàu tính biểu đạt, mặt đứng như một cuốn kinh thánh mở rộng, mặt bằng xây dựng mang dạng một Thánh giá: đầu Thánh giá hướng về phía nam, chân Thánh giá hướng về phía bắc, và ở gần đầu hơn, hai bên vươn ra hai cánh Thánh giá. Và nhìn tổng thể các đường nét, nhà thờ như hình tượng một con rồng vươn thẳng lên trời, vừa mạnh mẽ nhưng vừa thanh thoát nhẹ nhàng, mang đầy tính nghệ thuật và tôn giáo.
13. Trường Quốc Học huế
Trường Quốc Học Huế – Là một ngôi trường nổi tiếng ở cố đô Huế được thành lập vào năm 1896 Quốc Học là ngôi trường trung học phổ thông lâu đời thứ 3 tại Việt Nam. Công trình kiến trúc được xây dựng theo kiểu Pháp vào thế kỉ 20 bao bọc xung quanh và trước mặt là tường xây bằng gạch đỏ sậm.
Ngôi trường từng là nơi học tập của các bậc vĩ nhân của Việt Nam như: Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh), Cố Tổng bí thư Trần Phú, Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, GS. Đặng Thai Mai, Đại tướng Võ Nguyên Giáp… cùng nhiều tướng lĩnh, nhà khoa học, văn hóa giáo dục, văn nghệ sĩ tài năng khác…
THPT Chuyên Quốc Học Huế (hay còn được gọi ngắn là Trường Quốc học) từ lâu đã nổi tiếng là một ngôi trường có truyền thống lâu đời, là cái nôi đào tạo nhiều nhân tài của đất nước. Tính đến bây giờ, ngôi trường đã tròn 117 năm tuổi. Truyền thống yêu nước dạy tốt, học tốt vẫn luôn được các thế hệ giáo viên và học sinh Quốc Học giữ gìn và phát huy.
14. Làng Hương Thuỷ Xuân
Làng nghề cổ truyền nổi tiếng này nằm trên con đường Huyền Trân Công Chúa, là cung đường dẫn lên hai địa danh nổi tiếng khác của Huế là lăng Tự Đức và đồi Vọng Cảnh. Nơi đây cách trung tâm thành phố Huế chỉ 7 km về hướng Tây Nam nên khá thuận lợi và dể dàng để du khách di chuyển đến.
Làng hương Thủy Xuân Huế là làng hương lớn nhất xứ Huế, nổi tiếng với nghề làm hương trầm đã hàng trăm năm nay. Nơi đây không chỉ là làng nghề truyền thống nổi tiếng của cố đô với hàng loạt các cơ sở làm hương “khoe sắc” xanh, đỏ, tím, vàng… mà còn là địa điểm du lịch Huế ấn tượng trong mắt khách du lịch trong và ngoài nước.
Du khách đến tham quan làng hương sẽ được tận mắt khám phá các công đoạn làm hương bằng thủ công. Bạn chắc chắn sẽ vô cùng thích thú khi tự tay se thử một cây hương hay học cách làm nên một que hương cúng và qua đó tìm hiểu thêm, biết nhiều hơn về nghề về người cùng cuộc sống thường nhật của người dân làng Thủy Xuân xứ Huế.
Ngôi làng xinh đẹp được phủ đầy cây xanh ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh bên dòng sông Hương thơ mộng nằm giữa phố này sở hữu con đường hương hay phố làng hương độc đáo thu hút sự chú ý của nhiều người. Có thể nói những ai đến Huế đều muốn ghé thăm và check in điểm đến hấp dẫn này, từ những vị khách trẻ, cả người lớn tuổi, khách nội địa hay quốc tế.
15. Viện Trúc Lâm Bạch Mã – Hồ Truồi
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã Huế nằm tọa lạc giữa lòng hồ Truồi, ngự trên ngọn núi Linh Sơn thuộc xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây không chỉ là một Thiền viện bề thế thuộc phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử ở miền Trung, mà còn là một danh lam thắng cảnh của tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Nhìn từ phía Thiền viện, khách du lịch sẽ được chiêm ngưỡng mặt hồ Truồi kỳ ảo tựa như một tấm gương khổng lồ, phản chiếu cảnh mây nước hữu tình. Chỉ cần đặt bước xuống bến thuyền rồi vượt qua 172 bậc thang bạn sẽ đến được cổng tam quan, bước vào chính điện và trải nghiệm cảm giác yên bình giữa chốn thần tiên, thoát khỏi thế giới ồn ào náo nhiệt bên ngoài.
Xứng danh là thiền viện đầu tiên ở miền Trung, Thiền viện Trúc Lâm Huế mang lại cảm giác thoát tục cho du khách muôn phương vì nằm trên đỉnh Bạch Mã với mây phủ trắng xóa quanh năm tạo nên khung cảnh mờ ảo tựa chốn bồng lai.
Khuôn viên thiền viện được chia làm 3 khu vực chính là ngoại viện, tăng viện và ni viện. Đây là một công trình được xây dựng bề thế nhưng không mất đi vẻ đẹp thoát tục nằm giữa hồ Truồi, núi Bạch Mã với trên 20 hạng mục. Thiền viện được khởi công xây dựng từ ngày 30/3/2006.
Nằm giữa hồ cao 24 mét, nặng 1.500 tấn bằng đá, tượng Phật cùng với các công trình xây dựng của Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã Huế nằm bên kia hồ, ẩn hiện trong màu sương khói “mờ mờ nhân ảnh” của ngọn Linh Sơn nằm trong dãy Bạch Mã quanh năm mây mù lãng đãng khiến du khách mơ màng như lạc vào cõi tiên.
Địa điểm du lịch Huế nổi tiếng này là nơi du khách có thể đắm chìm như trong hương trầm phảng phất với bầu không khí thanh tịnh mang nét trang nhã thoát tục.
Xem thêm: Bến Tre Có Gì Chơi? TOP 28+ Điểm Vui Chơi Hấp Dẫn Nhất
16. Vườn Quốc Gia Bạch Mã
Vườn Quốc gia Bạch Mã nằm trên địa phận Thừa Thiên Huế. Núi Bạch Mã Huế thực ra là một ngọn núi nằm trong vườn Quốc gia Bạch Mã, nằm ở địa phận huyện Phú Lộc, cách trung tâm TP. Huế tầm khoảng 60km về phía Nam.
Bạch Mã là 1 trong 30 khu bảo tồn động – thực vật phong phú nhất cả nước và đã được xếp hạng cấp quốc gia.
Có độ cao 1.450m so với mực nước biển, đỉnh Bạch Mã hấp dẫn bởi khí hậu 4 mùa trong 1 ngày vô cùng độc đáo.
Khu vực núi Bạch Mã còn có hơn 55 loài thú quý và hơn 500 loài thực vật, trong đó có nhiều loài cây quý hiếm như cẩm lai, trắc trầm hương, cốm Bạch Mã.
Dọc theo những con lối nhỏ dẫn vào rừng sâu, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp rất nhiều các loài thú có hình dạng kỳ lạ như sao la, gà lôi lam, trĩ sao.
Ở vùng đệm bao quanh Vườn Quốc gia có 4 dân tộc anh em sinh sống là dân tộc Kinh, Cơ tu, Vân Kiều và dân tộc Mường. Bà con sống tập trung thành từng bản làng xen kẽ. Tập quán canh tác của tất cả các xã trong vùng chủ yếu là làm lúa nước và chăn nuôi, trồng cây lâm nghiệp…
Tại đây, bạn sẽ có những trải nghiệm ấn tượng như: ngâm mình dưới dòng suối mát, cắm trại và tham quan những ngôi nhà “người lùn”.
17. Suối Khoáng Alba Thanh Tân
Suối nước nóng ở Huế – Thanh Tân là một địa điểm du lịch nghĩ dưỡng nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua khi có dịp đi du lịch Huế.
Khi đến suối Thanh Tân, bạn sẽ được tận hưởng cảm giác thư giãn, thoải mái với các liệu pháp spa. Hơn nữa, cực kỳ vui vẻ và có năng lượng hơn khi tham gia các trò chơi, ví dụ như trò chơi ở công viên nước và các trò chơi mạo hiểm,…
Không chỉ có du lịch nghỉ dưỡng, khu du lịch Thanh Tân còn hấp dẫn du khách ưa mạo hiểm với các trò chơi vận động ngoài trời như thăng bằng trên dây cáp (Highwire), đu dây mạo hiểm tự do (Zipline), trò chơi dưới nước, câu cá dã ngoại,…
Bạn sẽ được thưởng thức các đặc sản nổi bật của Huế và các tỉnh miền Trung. Đồng thời, các món ăn khác cũng đa dạng vì tại đây có nhà hàng phục vụ khách trong khu nghỉ dưỡng.
Ngoài ra còn có ẩm thực dân gian và buffet. Với đầu bếp và phục vụ có chuyên môn, tay nghề cao. Hơn nữa, bạn có thể “chill” cùng các bạn nhạc tại quầy bar cùng với bạn bè ngay tại đây.
18. Phá Tam Giang
Phá Tam Giang là nơi giao điểm của các con sông, cửa ra biển hẹp nên có nhiều vùng nước xoáy, sóng to gió lớn dễ gây lật thuyền nên thuyền bè không dám qua lại. Độ sâu của phá này từ 2–4 m, có nơi sâu tới 7 m. Hàng năm khai thác trên vùng đầm phá hàng nghìn tấn hải sản, cá, tôm các loại.
Đây là một phá nằm trong hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Diện tích khoảng 52 km², trải dài khoảng 24 km theo hướng tây tây bắc-đông đông nam từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, thuộc địa phận của thành phố Huế và hai huyện Phong Điền, Quảng Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Mang trên mình vẻ đẹp nguyên sơ, tĩnh lặng, đầm há nước lợ lớn nhất Đông Nam Á Tam Giang đều khiến ai đến cũng phải ngỡ ngàng, quyến luyến.
Sở hữu nhiều tiềm năng du lịch, phá Tam Giang đang dần trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng không nên bỏ lỡ mỗi lần đến Huế.
19. Rừng Ngập Mặn Rú Chá
Rừng ngập mặn Rú Chá có tổng diện tích khoảng 5 ha. Ngay từ cái tên rừng đã hấp dẫn du khách bởi nét lạ và đặc biệt không đâu có. Theo giải thích từ cư dân địa phương thì từ “Rú” có nghĩa là rừng rú còn “Chá” là loại cây đặc trưng nhất tại đây, chiếm đến hơn 90% diện tích. Đặc biệt vào mùa mưa bão Rú Chá cũng thường trở thành nơi trú ngụ của nhiều loài chim bay tới, sinh sống trong khu rừng rộng hơn 5 hecta.
Vẻ đẹp hoang sơ, ma mị và đầy bí ẩn chính là điều mà du khách muốn khám phá. Khi đến đây mọi người thường thích đi dạo trên những con đường bê tông uốn lượn quanh rừng, được những bộ rễ chá bao bọc xung quanh với hình thù lạ mắt. Hãy mang máy ảnh theo và sẵn sàng sống ảo với thiên đường rừng núi nơi đây bạn nhé.
20. Đàn Nam Giao
Đàn Nam Giao (Kinh thành Huế) được xây dựng ở làng Dương Xuân, phía Nam kinh thành. Ngày nay, nơi đây thuộc địa phận Phường Trường An, Thành phố Huế.
Đàn Nam Giao được xây dựng trên tổng diện tích khoảng 10ha. Tổ hợp kiến trúc này bao gồm công trình chính là Giao đàn và các công trình phụ (như Trai cung, Thần trù, Thần khố,…).
Bốn mặt Đông, Tây, Nam, Bắc của đàn được trổ thành 4 cửa, với cửa chính là cửa Nam. Trước mỗi cửa này đều có một bức bình phong bằng đá, với chiều rộng 12,5m, chiều cao 3,2m và dày 0,8m. Hiện nay, công trình chỉ còn bảo tồn được 3 bức ở cửa Đông, cửa Tây và cửa Nam.
Bao quanh công trình là rừng thông xanh mát nhưng qua thời gian đã không còn nguyên vẹn mà được thay thế bằng một số loại cây khác. Trước đây, nhà vua, hoàng thân cùng các vị quan lớn đều phải trồng và chăm sóc cây thông của mình ở đây. Thời đó, đây là loại cây tượng trưng cho người quân tử phóng khoáng và khí phách.
Trong dòng chảy lịch sử Việt Nam, từng có 5 triều đại lập nên đàn tế Nam Giao để thực hiện các nghi thức tế trời, đất, tổ tiên. Tuy nhiên, cho đến hiện nay thì Đàn Nam Giao ở Kinh thành Huế là công trình duy nhất còn sót lại gần như nguyên vẹn. Đàn tế này được sử dụng trong các buổi Đại lễ tế giao của triều Nguyễn. Vào năm 1993, Đàn Nam Giao được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa thế giới.
21. Khu du lịch sinh thái Pârle A Lưới
Khu du lịch sinh thái Huế Pârle thuộc xã Hồng Hạ, nằm cách thị trấn A Lưới 22km, cách thành phố Huế 50km. Pârle nổi bật với cánh rừng nguyên sinh xung quanh tạo nên một không gian thoáng mát và trong lành. Tại đây có 2 bãi tắm với sức chứa lớn rất thu hút du khách.
Tại thượng nguồn suối Pârle có hệ thống hang động rất đẹp với những mạch nước ngầm mát rượi. Ở đây còn có một bãi đá cao hơn 5m dành cho những ai muốn thử cảm giác mạnh khi nhảy từ trên cao xuống nước. Có một điều đặc biệt ở con suối này là vào mùa mưa lũ thì nước của suối vẫn không hề bị vẩn đục mà vẫn giữ được màu trong xanh.
Đến với Pârle A Lưới, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức các món ngon như cá suối nướng, gà nướng, cơm lam,… Các món ăn và đồ uống ở đây có mức giá không quá cao so với ở ngoài nên bạn đừng quá lo lắng nhé. Ngoài ra, nơi đây cũng cho phép bạn mang theo đồ ăn bên ngoài vào.
Xen thêm: TOP 21+ Địa Điểm “Tránh Nóng” Du Lịch 1 Ngày Nên Đi Đâu TPHCM
22. Nông trại Green Life Farm
Nông trại Green Life Farm tọa lạc tại địa chỉ 24 Lý Thần Tông, làng An Lưu, phường Hương An, thị xã Hương Trà, Huế. Dù chẳng phải một di tích lịch sử hay một thắng cảnh tiếng tăm lừng lẫy nhưng nơi này đang rất được các bạn trẻ yêu thích.
Ở đây có không khí trong lành, dịu mát và cảnh sắc thơ thẩn hệt như Đà Lạt ngàn hoa. Và điều đặc biệt chính là những cánh đồng hoa tím bên trong nông trại đang trổ hoa rực rỡ, như chào đón du khách xa gần đến thăm.
Đến với Green Life Farm mùa này, bạn sẽ choáng ngợp trước những cánh đồng hoa tím rực rỡ, phủ đầy một sắc màu mộng mơ lên khắp nông trại. Đó là sắc tím đậm của loài hoa nữ hoàng xanh kiêu sa, là sắc hồng tím ngọt ngào của loài hoa soi nhái. Đây là hai sắc hoa chủ đạo của nông trại, là yếu tố quan trọng tạo nên vẻ đẹp vô cùng lãng mạn cho nơi này.
Ngoài ra, trong nông trại còn có những khoảng đất trống trồng cỏ, xây dựng ngôi nhà gỗ, tạo thêm bối cảnh và nhiều góc chụp cho du khách.
Ngoài hai loài hoa tím đặc trưng này, trong nông trại Green Life Farm Huế còn có sắc vàng rực rỡ của hoa hướng dương, sắc trắng của tam giác mạch. Mỗi loài hoa một vẻ đẹp, một sắc hương đua nhau khoe sắc, đón chào một mùa hè đầy sôi động.
23. Đầm Chuồn
Đầm Chuồn có tên đầy đủ là Đầm Chuồn An Phú, thực chất cái tên này gắn liền với làng An Truyền xã Phú An tỉnh Thừa Thiên Huế nơi mà hôm nay Smile Travel sẽ cùng mọi người khám phá du lịch Đầm Chuồn.
Đầm Chuồn còn có tên gọi khác là đầm Cầu Hai, nơi đây tạo hóa đã ban tặng cho thiên nhiên xứ Huế một phong cảnh non nước hữu tình vô cùng đặc sắc; kết hợp cùng với đầm Sam, Hà Trung, Thủy Tú đầm Chuồn tạo nên một hệ thống đầm phá có diện tích mặt nước hơn 200km2, góp phần không nhỏ trong việc mở rộng quy mô thành hệ thống đầm thủy sinh Tam Giang – Cầu Hai dài gần 70 km, rộng hơn 350 km2 diện tích bề mặt đạt kỉ lục đầm phá lớn nhất Đông Nam Á.
Khung cảnh đầm Cầu Hai được tạo nên bởi mặt nước mênh mông, những con thuyền đang lướt nhẹ, những chắn sáo (hệ thống nuôi hải sản trên đầm) và những nhà chồ độc đáo. Nhà chồ là những căn nhà lán được dựng từ tre lồ ô, có diện tích rộng khoảng 5 m2. Đây vừa là nơi sinh hoạt của ngư dân vừa là nơi nghỉ ngơi, ngắm sao và ăn uống của khách du lịch.
Quang cảnh đẹp tựa tranh vẽ tại đầm Chuồn ở Huế, đặc biệt là vào lúc bình minh sẽ giúp bạn có được bức hình siêu xinh. Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp được tạo ra bởi mặt trời ửng hồng, những con thuyền chở đầy tôm cá, những chiếc vó màu nâu vàng và những ngôi nhà chồ độc lạ.
Nhịp sống êm ả tại đầm luôn thu hút rất nhiều bạn trẻ đến check-in, ghi lại những cảnh đẹp của vùng đầm nước lợ. Đây cũng là điểm đến quen thuộc của rất nhiều nhiếp ảnh gia.
24. Con đường Bích Họa ở Huế
Con đường bích họa cách trung tâm thành phố Huế 7km về phía Tây Nam (thuộc phường Thủy Biều, thành phố Huế). Không gian nơi đây như một bức tranh “khổ lớn” được thực hiện bởi 100 họa sĩ trẻ của Huế, cùng nhiều họa sĩ trong và ngoài nước.
Những mảng tường nghệ thuật thể hiện qua phong cách graffiti hiện đại cùng nhiều gam màu lạ mắt. Hay điểm nhấn ấn tượng là các tác phẩm thiếu nhi ngộ nghĩnh như: nhân vật hoạt hình, khuôn mặt trẻ thơ, thế giới động vật, hình tượng độc đáo … Theo dì Hoàng Thị Tằm (tại 35/78 đường Huyền Trân Công Chúa) chia sẻ : “Với diện mạo mới của ngôi làng, những ngày gần đây đã thu hút đông đảo bạn trẻ và du khách đến địa điểm này. Con đường làng nay trở nên đông vui, nhộn nhịp đặc biệt vào những ngày cuối tuần”.
Ngoài bức tường thành đa sắc màu, “ngôi làng bích họa” này còn trông rất thơ mộng nhờ các hàng cây xanh rợp bóng. Tất cả mang đến một cảm giác gần gũi, thanh bình và thư thái lạ thường. Con đường vừa tràn ngập sắc màu hoa lá, vừa rực sáng qua những bút tích bay bổng, ấn tượng mà không kém phần ngộ nghĩnh.
Đặc biệt, dọc tuyến đường đến với “làng bích họa”, những bó chông nhang đang “trổ bông” rực rỡ sắc màu, được người thợ bày xòe ra trước sân nhà như mời gọi lữ khách dừng chân chốn này. Nơi đây vốn được xem là “cửa ngõ” của những điểm du lịch, nối làng hương với các di tích lịch sử như: lăng Tự Đức, lăng Vua Đồng Khánh, đồi Vọng Cảnh…
25. Khu du lịch Suối Voi ở Huế
Khu du lịch Suối Voi nằm ở km 879, ngang qua đoạn xã Lộc Tiên, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Khoảng cách từ trung tâm thành phố du lịch Huế đến khu vực Suối Voi khoảng 56km.
Khu du lịch Suối Voi, hay còn có một cái tên khác là Suối Mệ, tuy nhiên cái tên Suối Voi vẫn được yêu thích và nhớ đến nhiều hơn. Sở dĩ người ta đặt tên cho con suối này là Suối Voi, bởi ở đây có những tảng đá có hình chú voi trông rất đáng yêu, đặc biệt hơn là nó cũng nằm yên bên dòng suối chảy. Cứ mỗi mùa hè đến, Suối Voi Huế lại trở nên nhộn nhịp, tấp nập du khách đến chơi, dòng suối cũng mát mẻ, trong xanh rất lý tưởng cho những buổi dã ngoại cùng gia đình, bạn bè.
Không chỉ có nguồn suối tuyệt đẹp, nước trong veo, mát lạnh rất lý tưởng để giải nhiệt, Suối Voi còn xuất hiện thêm nhiều các dịch vụ như nghỉ ngơi, ăn uống. Đặc biệt, những chòi lá được lợp dọc theo con suối làm chỗ nghỉ ngơi lý tưởng. Suối ở đây khá trong, lại không quá sâu nên vui chơi ở đây cực kỳ an toàn. Con suối được ngăn thành từng ô nhỏ bởi những dãy đá, nên việc tắm suối cũng vô cùng thú vị và an toàn hơn.
Đến với Suối Voi, bạn có thể cảm nhận sự khác biệt với phố thị, bởi tiết trời mát mẻ và trong lành đến kỳ lạ. Con suối nằm sâu ở trong rừng, dừng như ta chỉ nghe thấy tiếng suối chảy ào ạt, tiếng kêu của chim muông, tiếng xào xạt của lá cây chứ, mọi thứ ở đây như tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
26. Cung An Định
Cung An Định ở Huế là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo dưới Triều Nguyễn, chính xác là biệt cung riêng của Vua Khải Định – vị vu thứ 12 của Triều Nguyễn – khi còn là thái tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo. Cung An Định trước đây có tên là Phủ Phùng Hóa mang phong các châu Âu kết hợp trang trí truyền thống cung đình. Đánh dấu thời kỳ mỹ thuật Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của phong cách phương Tây.
Trong khuôn viên Cung có 10 công trình được xây dựng gồm: từ trước ra là bến thuyền, cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà h Cửu Tư Đài, chuồng thú, Hồ nước… Trải qua hơn 100 trăm thăng trầm, đến nay cung chỉ còn lại ba công trình khá nguyên vẹn là Cổng Chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường.
Về tổng thể, Cung An Định ở Huế vẫn mang nét chi tiết đặc trưng cung đình Huế với 3 yếu tố: tứ linh, tứ quý, bát bửu pha trộn thêm phong cách Roman, Barok Phương Tây hay các chi tiết trang trí thiên thần… cực kỳ bắt mắt.
Các họa tiết bên trong là sự đan xen kết hợp giữa đề tài trang trí truyền thống Việt Nam với cách bài trí trang trí nền châu Âu, tạo nên bức tranh kiến trúc độc đáo. Là một đại diện tiêu biểu của phong cách kiến trúc tân – cổ điển ở Việt Nam Công trình này thuộc quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
27. Chùa Phật Đứng Huế
Chùa Phật Đứng Huế Thiền Lâm tọa lạc trên đồi Quảng Tế, còn được dân gian gọi với cái tên quen thuộc là chùa Phật Đứng – Phật Nằm. Chùa Phật Đứng Huế Thiền Lâm được xây dựng vào năm 1966, và đại trùng tu vào năm 2014. Chùa có khung cảnh thiên nhiên yên bình, trong lành, là điểm du lịch tâm linh, hành hương thu hút hàng ngàn Phật tử khắp nơi về đây cúng bái, cầu nguyện.
Khác với những ngôi cổ tự Phật giáo Bắc Tông ở Huế, chùa Phật Đứng Thiền Lâm là ngôi cổ tự duy nhất theo phái Nam Tông. Chùa mang dáng dấp kiến trúc chùa truyền thống của các nước Phật giáo nên thường được ví là ngôi chùa “xứ Chùa Vàng” trong lòng cố đô. Chùa mang phong cách Phật giáo Nam tông với màu vàng chủ đạo cùng những chi tiết ấn tượng.
Về kiến trúc, chùa Phật Đứng Huế Thiền Lâm mang dáng vẻ của những ngôi chùa truyền thống Thái Lan với nét đặc trưng là tháp hình xoắn ốc. Nét độc đáo của chùa còn thể hiện ở lối kiến trúc có sự pha trộn giữa kiến trúc chùa cổ Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện. Bước vào khuôn viên, du khách sẽ ngỡ mình đang đến Miến Điện với xứ sở chùa vàng hay lạc vào vùng đất thiêng Ấn Độ với kiến trúc bia mộ tinh tế.
Đến chùa Phật Đứng Huế Thiền Lâm, du khách còn được tận mắt chiêm ngưỡng những pho tượng Phật tuyệt mỹ. Nổi bật là tượng Phật Thích Ca ở chính giữa cao 1,6m tọa thiền trên bảo tọa 2m. Bên trái là pho tượng hòa thượng Hộ Nhẫn, bạn sẽ bất ngờ với pho tượng bằng sáp giống y như thật. Chùa còn có đại hồng chung nặng đến 700kg.
Tượng Đức Phật uy nghiêm, hiền từ khiến du khách đến đây như tìm được cảm giác yên bình, chở che, vứt bỏ mọi phiền muộn đời thường. Nơi đây hằng năm vẫn thu hút hàng ngàn lượt khách khắp nơi về đây tham quan, chiêm ngưỡng tượng Phật, hành hương, cầu nguyện.
Nếu những ngày nghỉ bạn vẫn còn đang không biết nên đi đâu thì hãy note lại ngay những khu vui chơi giải trí ở Huế trên đây nhé. Hy vọng với những gợi ý trên sẽ giúp bạn có thể tìm được cho mình một địa điểm thú vị để có thể cùng bạn bè và những người thân yêu của mình tận hưởng một ngày nghỉ tuyệt vời và bổ ích.